Núi yên tử cao bao nhiêu? Kinh nghiệm leo Núi Yên Tử an toàn, thú vị cho người mới
Bạn là một người đam mê trekking thích khám phá những mảnh đất kỳ diệu về tâm linh và thiên nhiên? Bạn đang có ý định đi tham quan núi Yên Tử nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Vậy thì hãy cùng Humtto giải đáp thắc mắc núi Yên Tử cao bao nhiêu và kinh nghiệm leo núi Yên Tử an toàn, thú vị cho người mới nhé!
Contents
Núi Yên Tử ở đâu?
Núi Yên Tử hay còn gọi là núi Tượng Bầu, là ngọn núi nằm ráp ranh giới của 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Nơi đây nổi tiếng với các khu di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của phái Trúc Lâm Yên Tử. Các ngôi chùa ở núi Yên Tử mang các nét đẹp về “tâm linh” thu hút đông đảo du khách tham quan vào các dịp lễ tết. Thiên nhiên, cây cối ở đây cũng vô cùng mát mẻ và trong lành. Thảm thực vật đa dạng, mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị khi ghé thăm.
Bạn có thể tìm kiếm núi Yên Tử ở địa chỉ xã Thuận Thành, huyện Đồng Yên, tỉnh Bắc Giang. Tại đây có rất nhiều địa điểm du lịch, tham quan mà nhất định bạn không nên bỏ lỡ khi có ý định tham gia trekking.
Núi Yên Tử cao bao nhiêu mét?
Núi Yên Tử có độ cao 1068m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, có sương mù. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh mờ ảo vào sớm mai và hòa mình vào thiên nhiên trong trẻo. Nơi đây sẽ rất thích hợp cho bạn tham gia các khóa thiền tu hoặc trải nghiệm cảm giác yên ả, bình dị của nơi linh thiêng.
Chính vì là một trong những ngọn núi cao nhất ở phía Đông Bắc của Việt Nam nên khi leo núi Yên Tử sẽ mất khoảng sẽ mất khoảng 4-6 tiếng. Đây cũng chính là câu trả lời cho nhiều du khách khi thắc mắc leo núi Yên Tử mất bao lâu? Chùa Yên Tử cao bao nhiêu mét? hoặc độ cao của núi Yên Tử.
Thời điểm lý tưởng để đi trekking núi Yên Tử
Thời điểm lý tưởng để đi trekking núi Yên Tử là vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Lúc này thời tiết vô cùng trong trẻo và mát mẻ. Đây cũng là dịp mà chùa Yên Tử diễn ra rất nhiều lễ hội thu hút đông đảo du khách tới tham quan, lễ phật. Chính vì vậy, điều này cũng dẫn đến việc phải xếp hàng mua vé hoặc cư dân đông đúc trong chuyến hành trình.
Lưu ý:
- Nếu muốn tận hưởng trọn vẹn không khí lễ hội của núi Yên Tử thì bạn nên đi vào ngày 1/10 âm lịch.
- Còn muốn trekking ít người để trải nghiệm cảm giác chinh phục thiên nhiên thú vị thì bạn có thể đi vào tháng 3 âm lịch trở đi. Bởi lẽ, lúc này dòng người tới tham quan chùa đã dần thưa thớt, thuận lợi cho việc leo núi, ngắm cảnh hơn.
Lộ trình di chuyển đến núi Yên Tử
Có rất nhiều phương tiện di chuyển đến núi Yên Tử từ nhiều vị trí khác nhau. Nếu bạn từ miền Nam hoặc miền Trung thì có thể lựa chọn các chuyến bay đến Hà Nội, Hải Phòng. Còn từ Hà Nội hoặc Hải Phòng đến Yên Tử thì có thể lựa chọn phương tiện xe khách hoặc xe máy.
Từ Sài Gòn hoặc các tỉnh miền Trung đến núi Yên tử
Để thuận tiện trong việc di chuyển và tiết kiệm thời gian khi đến núi Yên tử, bạn nên chọn phương tiện di chuyển là máy bay để đến được Hà Nội hoặc Hải Phòng. Thời gian bay khoảng từ 2-3 tiếng.
Từ Hà Nội đến Yên Tử
Từ Hà Nội đến núi Yên tử bạn sẽ đi xe khách từ chặng Đền Trình – Uông Bí và đi xe ôm từ Đền Trình – Núi Yên Tử.
- Đền Trình – Uông Bí: Vé xe khách sẽ là 99.000 đồng – 120.000 đồng, đi khoảng 125km và mất từ 2,5-3h di chuyển.
- Đền Trình – Núi Yên Tử: Giá vé xe ôm khoảng 35.000 đồng/ người và giá xe bus là 20.000 đồng/người, đi khoảng 30km.
Đường đi ngắn nhất từ Hà Nội đến Yên Tử là đi thẳng đường QL 1A đi Bắc Ninh đến cách Bắc Ninh 3 Km thì gặp đường QL18 đi Phả Lại, Sao Đỏ thì rẽ phải rồi chạy thẳng tới đền Trình – Uông Bí – Đền Trình – Núi Yên Tử.
Tuy nhiên bạn cũng có thể đi đường thứ 2 là từ Hà Nội đi theo QL5 qua thành phố Hải Dương khoảng 5Km gì đó gặp ngã 3 đi Sao đỏ thì rẽ trái đến Sao đỏ gặp QL18 thì rẽ phải nếu không đi đường thứ nhất.
Từ Hải Phòng đến Yên Tử
Quãng đường từ Hải Phòng đến Yên Tử khoảng 45km. Chính vì vậy bạn có thể đi xe máy theo tuyến đường Hải Phòng – thị trấn núi Đèo – đường số 10 – Yên Tử. Thời gian di chuyển khoảng từ 1-2 tiếng.
Phương tiện đi lại tại chùa Yên Tử
Khi đã đến được Yên Tử, bạn có thể thực hiện tham quan thông qua 3 phương tiện dưới đây:
Đi bộ
Đoạn đường từ Yên Tử lên đến đỉnh khoảng tầm 6km với thời gian di chuyển là từ 3-5 tiếng. Tất cả các cung đường đều được làm bằng bậc thang vô cùng rộng rãi và dễ đi. Chính vì vậy, bạn sẽ rất dễ trekking mà không gặp phải rừng suối, hay thác nước hiểm trở như các địa điểm leo núi khác.
Lộ trình đi bộ leo Yên Tử cụ thể như sau:
- Đi từ bãi đỗ xe, qua suối Giải Oan, nơi từng là nơi linh thiêng với câu chuyện về hàng trăm cung tần mỹ nữ trẫm mình để tỏ lòng trung với Vua Trần Nhân Tông khi ông tu hành tại Yên Tử.
- Đến Chùa Giải Oan, đường Tùng cổ hơn 700 năm, Tháp Tổ – trung tâm của vườn tháp Huệ Quang
- Qua Chùa Hoa Yên – nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từng tu hành và giảng đạo.
- Cuối cùng là đi qua chùa Một Mái và chùa Bảo Sái, qua khu dịch vụ cộng đồng, với mỗi địa điểm đều mang đến những trải nghiệm du lịch đặc sắc.
Tại mỗi địa điểm, bạn có thể ghé thăm để viếng hoặc tham quan khung cảnh bình dị, linh thiêng nơi đây. Khung cảnh các cung đường đi qua vô cùng mát mẻ và đẹp mắt. Ở đây, bạn vừa được chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp thiên nhiên vừa được tham quan du lịch ở các tín ngưỡng đền thờ, chùa chiền.
Đi cáp treo
Tại Yên Tử có hệ thống cáp treo dài 1,2km với độ cao 4,5m vô cùng hiện đại. Đây là phương tiện vô cùng lý tưởng cho những du khách thích tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, chùa chiền mà không phải tốn thời gian công sức leo núi.
Để mua được vé cáp treo, bạn có thể mua vé trực tiếp tại đây hoặc đặt vé online vào các dịp lễ. Giá vé tham khảo dưới đây:
- Vé khứ hồi: 350 000đ/người
- Vé một chiều: 200.000đ/ 1 người/ 1 tuyến
- Người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 1,2m: Miễn phí
Kết hợp giữa đi bộ và đi cáp treo
Kết hợp giữa đi bộ và đi cáp treo là sự lựa chọn cho những tín đồ đam mê leo núi, thích chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên và muốn tiết kiệm thời gian. Tại đây, bạn có thể thực hiện trải nghiệm leo núi lúc đi và mua vé cáp treo lúc về hoặc ngược lại. Với hình thức này, bạn sẽ cảm nhận được điều thú vị của cả 2 phương tiện và không mất quá nhiều thời gian, công sức so với việc leo núi 2 chiều.
5 điểm đến tham quan du lịch không thể bỏ lỡ tại núi Yên Tử
Tới núi Yên Tử, nhất định bạn không thể bỏ lỡ 5 địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn dưới đây:
Chùa Giải Oan
Chùa Giải Oan hay còn được gọi là chùa Hạ, nơi đây là một trong ba ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại núi Yên Tử. Bạn có thể tới Chùa Hạ để cầu may mắn, tình duyên, buôn bán… Đồng thời chiêm ngưỡng khung cảnh bình dị, yên ả của cây cối, thiên nhiên tại đây.
Cấu trúc chùa Giải Oan tương đối mang phong cách Nhật Bản. Nơi đây vừa có tiểu cảnh hồ cá, cây cảnh, sen vườn vừa có những tượng thờ rất linh thiêng. Nếu trekking tại núi Yên Tử, bạn nên dành chút ít thời gian để “lắng mình”, nghỉ ngơi, thư giãn và chiêm ngưỡng khung cảnh tại đây.
Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên nằm ở trên đỉnh núi Yên Tử, cách mực nước biển khoảng 516m. Nơi đây được mệnh danh là xứ “thiêng” với nhiều điều cầu được ước thấy. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên bình yên với các tượng phật, chùa chiền mang phong cách cổ xưa. Nét đẹp bình dị cùng với độ cao vừa phải sẽ tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời cho du khách chiêm ngưỡng.
Chùa Đồng
Không kém các ngôi chùa trên, chùa Đồng cũng được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng không thể không ghé thăm khi leo núi Yên Tử. Bởi lẽ, ngôi chùa này nằm ở trên đỉnh cao của núi Yên Tử và được Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất cả nước. Độ cao của chùa Đồng lên đến 1068m. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc của những đám mây bồng bềnh cùng thiên nhiên bình dị, trong sáng.
Khi đặt chân tới đây, bạn có thể thành tâm cầu nguyện những điều mong muốn và nhắm mắt cảm nhận vẻ đẹp linh thiêng của nơi này. Nếu trekking vào sáng sớm, khung cảnh sẽ tuyệt diệu như trong tranh khiến bạn cảm thấy thú vị khi đã được chinh phục đỉnh cao của Yên Tử.
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
Chùa Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử thu hút du khách tham quan bởi vẻ bình dị, uy nghi tại đây. Chùa này chính là chùa mà vị vua Trần Nhân Tông đã chỉ định làm nơi quy y cửa phật. Đồng thời sau này, Phật Hoàng cũng thường xuyên đến tụng kinh giảng đạo cho các vị thiền sư đến cuối đời. Chính vì vậy, Thiền Viện Trúc Lâm được xem là nơi giảng đường trường học hơn là nơi để cầu nguyện.
Chùa Vân Tiêu
Ngoài những ngôi chùa đã kể trên thì chùa Vân Tiêu cũng là một trong những địa điểm lý tưởng mà bạn nên ghé thăm. Nơi đây được xem là chốn “bồng lai” bởi những đám mây bồng bềnh ngưng tụ. Thiên nhiên cảnh vật mang nét đẹp hoang sơ và bình dị. Tại đây, bạn cũng có thể cầu nguyện những điều mình muốn, đặc biệt là chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp mắt của đỉnh núi phía Tây Yên Tử.
Những lưu ý cần thiết khi đi leo núi Yên Tử
Để cho chuyến leo núi Yên Tử được an toàn và thú vị, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Xác định kỹ thời gian đi để lên kế hoạch và chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho phù hợp.
- Các vật dụng leo núi bao gồm: giày leo núi, gậy trekking, quần áo, balo, đồ ăn, nước uống…
- Nên xem trước dự báo thời tiết, đồng thời tham khảo kỹ kinh nghiệm trekking núi Yên Tử.
- Chọn các phương tiện di chuyển phù hợp để tránh tình trạng trễ giờ hoặc khó khăn trong việc di chuyển.
- Trekking theo đoàn nhằm đảm bảo an toàn và tăng cảm giác thú vị khi tham quan.
- Khi trekking qua các ngôi chùa linh thiêng cần thể hiện thái độ tôn trọng, không xả rác bừa bãi hoặc sử dụng lời lẽ khiếm nhã.
- Tại những địa điểm đẹp mắt, bạn có thể chụp ảnh, lưu giữ lại các khoảnh khắc thú vị cùng đoàn.
Xem thêm: Đi leo núi cần chuẩn bị gì? Những vật dụng cần thiết cho chuyến leo núi mà bạn nên biết
Trên đây là những thông tin về núi Yên Tử cũng như kinh nghiệm leo núi Yên Tử mà chúng tôi đã đúc kết lại được. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến hành trình sắp tới!